Động thái này của nhà trường sáng 6/10 do chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk tối qua.
Trước đó,ườnghọcdừnglụccặpsoátngườihơnhọluật hấp dẫn hàng ngày khi bước vào cổng chính, khoảng 2.600 học sinh trường THCS - THPT Đông Du phải để bảo vệ, giám thị, giáo viên kiểm tra cặp, túi áo khoác và dùng máy quét an ninh xem có mang vật cấm hay không. Bất kỳ vật dụng sắc nhọn, có nguy cơ gây sát thương hay thuốc lá... đều bị trường tịch thu.
Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở, cho biết đầu năm học mới, Sở đã chỉ đạo các trường "xây dựng văn hóa nhà trường, tăng cường phòng chống bạo loạn học đường", trên cơ sở tạo môi trường an toàn, thân thiện, được tôn trọng.
Ông nhìn nhận mục đích kiểm đồ dùng, soát người học sinh để tránh vật cấm của trường THCS - THPT Đông Du cơ bản là tốt, song cách tiếp cận để thực hiện chưa đúng. Do đó, Sở đã yêu cầu dừng.
Theo ông Lê Ngọc Sơn, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Đông Du, việc soát đồ, kiểm tra học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho các em và nhà trường. Việc này đã được thực hiện 10 năm.
"Nhờ vậy mà trường hạn chế được tình trạng bạo lực học đường", ông nói, cho hay trước đó chưa thấy quy định nào của ngành giáo dục cấm kiểm tra tư trang học sinh trước khi vào trường.
THCS - THPT Đông Du là trường ngoài công lập, có hơn 2.600 học sinh, trong đó khoảng 2.000 em học bán trú. Trường phải chi 60 triệu đồng cho 55 nhân viên mỗi tháng để kiểm tra các em mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều học sinh, phụ huynh cảm thấy phiền toái.
Luật sư Cao Anh Sáng, Đoàn Luật sư Đăk Lăk, nói chỉ cơ quan có thẩm quyền là công an mới được khám xét người trong một số trường hợp nhất định. Việc làm của nhà trường đã vi phạm quyền riêng tư, cá nhân của học sinh, có thể khiến các em bị tổn thương về tinh thần.
Trần Hóa